Quy trình chống thấm sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tuổi thọ của công trình. Chính vì vậy trong thi công nó luôn được chú ý. Cùng tìm hiểu thêm về công đoạn này trong nội dung bài viết dưới đây của công ty xây dựng miền Tây chúng tôi nhé!
Quy trình chống thấm có vai trò như thế nào?
Chống thấm bảo vệ yếu tố thẩm mỹ của công trình, hạn chế các yếu tố gây ẩm mốc, thấm dột xâm nhập không gian sống. Từ đó khiến nhà mất mỹ quan, cũng như nhanh chóng xuống cấp.
Ngoài ra những công trình được chống thấm cẩn trọng sẽ bảo vệ kết cấu của ngôi nhà, mặt đất, bề mặt trước mọi yếu tố xâm nhập từ môi trường. Từ đó tăng tuổi thọ, hạn chế những bất tiện do trong quá trình sử dụng gây nên.
Nhiều người nghĩ rằng việc chống thấm sẽ tốn kém thêm chi phí cho việc xây dựng. Thực tế cho thấy việc chống thấm giúp kéo dài tuổi thọ công trình vì thế tiết kiệm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
Tìm hiểu quy trình chống thấm cơ bản trong xây dựng
Trong xây dựng, nếu có điều kiện bạn có thể chống thấm toàn bộ ngôi nhà. Tuy nhiên trên thực tế chỉ những khu vực tiếp xúc nhiều với nước như nhà vệ sinh, mái nhà sẽ được ưu tiên hơn.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
Để thực hiện chống thấm nhà vệ sinh, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu như: Vật liệu chống thấm si, sika, màn đàn hồi xi măng, lưới thuỷ tinh, sơn chống thấm chuyên dụng,…
Các bước tiến hành quy trình chống thấm đối với khu vực nhà vệ sinh
- Bước 1: Đầu tiên loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa còn sót lại trên bề mặt muốn thi công. Sử dụng máy thổi bụi để thổi sạch bụi cũng như các tạp chất trên bề mặt. Trong trường hợp có những vết nứt, cần phải trám bằng keo. Sau đó làm ẩm bề mặt bằng nước.
- Bước 2: Đục, tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, sau đó rửa sạch miệng ống rồi chèn kín. Quét kết dính hồ dầu trộn cùng xi măng theo tỉ lệ đã tính để trộn với nước sạch và đổ vào cổ ống.
- Bước 3: Trát bo góc chân tường bao bằng vữa xi măng kèm cát tỉ lệ 1:1.
- Bước 4: Quét lót chân tường giữa khu vực sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu kết hợp cùng xi măng, nước.
- Bước 5: Dùng chổi quét bề mặt sàn bê tông, chân tường sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước nhằm tránh lỗ mọt bọt khí.
- Bước 6: Sau 24 giờ thi công, tiến hành ngâm thử nước 24 giờ và nghiệm thu.
Quy trình chống thấm có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ vào hiện trạng thực tế của công trình và đơn vị thi công sẽ có cách làm. Bởi vậy bạn cần tham khảo kỹ trước khi tiến thành.
Quy trình chống thấm trần nhà và tường nhà
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trần và tường nhà là nơi cần được chống thấm tốt. Đặc biệt là ở một nước nhiệt đới gió mùa như nước ta, lượng mưa hằng năm lớn, nên các ngôi nhà rất dễ bị thấm dột đặc biệt trong mùa mưa.
Việc chống thấm trần và tường nhà có những điểm tương đồng, bạn có thể tham khảo quy trình dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu chống thấm đầy đủ, như sơn, xi măng, sika, keo chuyên dụng.
- Bước 2: Làm sạch bề mặt cần chống thấm, bước này cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng.
- Bước 3: Sử dụng nguyên liệu chống thấm chuyên dụng theo từng phương pháp như nhựa đường, sika, keo, sơn, xi măng.
- Bước 4: Thực hiện quét nhiều lớp để tăng hiệu quả chống thấm bề mặt.
- Bước 5: Bảo dưỡng và kiểm tra chất lượng và tính thẩm mỹ của khu vực thi công.
Một số lưu ý chống thấm cần chú ý
Để đảm bảo chất lượng chống thấm thật tốt, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Nên thi công vào thời tiết nắng ráo, đảm bảo khô ráo và đạt chất lượng.
- Đảm bảo bề mặt luôn sạch sẽ, các tạp chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thi công chống thấm.
- Lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp và hiệu quả( nên tham khảo đơn vị thực hiện để có quyết định hợp lý.
Lời kết
Trên đây là những quy trình chống thấm trong một công trình xây dựng. Bạn có thể tham khảo áp dụng trong nhà ở hoặc giám sát tiến độ thi công. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ ngay tới công ty xây nhà miền Tây để được hỗ trợ nhé.